Cách khắc chế bài phạt góc của Oman từ HLV đã 2 lần dự World Cup

- Thứ Năm, 14/10/2021, 10:22
Theo dõi SABAVN trên google-news-text
Ông Philippe Troussier đối diện với những điều tương tự tại France 98 và đã lên phương án đối phó một cách chi tiết.

Từng giữ chức Giám đốc kỹ thuật của PVF lẫn HLV U19 Việt Nam, người đã giúp Nhật Bản vô địch Asian Cup 2000 đã có những chia sẻ về trận đấu gần đây của ĐTVN. Cụ thể, ông chỉ ra cách để phòng ngự khi đương đầu với các pha tổ chức đá phạt “ruồi bâu” của ĐT Oman, khiến Việt Nam để lọt lưới bàn thứ hai:

“Để tránh sập bẫy, không nên kèm 1-1 và bị hút theo vị trí đối phương, hãy cứ mặc kệ đối phương tuỳ nghi cắm người họ muốn. Phương án tôi từng sử dụng trước Đan Mạch là phòng ngự theo khu vực, với 2 đến 3 cầu thủ sở hữu chiều cao tốt nhất đội đứng chắn rìa cột 1, ngoài phạm vi đối phương đang bao lấy vạch vôi”. 

ĐTVN sập bẫy khi tập trung đông trước khung thành để kèm 1-1
ĐTVN sập bẫy khi tập trung đông trước khung thành để kèm 1-1

“Tại khu vực dưới vạch 5m50, tôi vẫn bố trí một hàng phòng ngự tiêu chuẩn cũng theo định hướng khu vực, nhằm ngăn chặn bất kỳ tình huống băng cắt nào của số đối phương phía ngoài và phản ứng với tình huống bóng hai”. 

“Hơn nữa, một hậu vệ cần tiến lại gần nhất có thể, đối diện chấm đá, nhằm gây rối và tạo sức ép lên cầu thủ đá phạt góc. Ngoài ra, có thể hạn chế số lượng đối phương trong vòng cấm bằng cách cắt cử 1 đến 2 cầu thủ tấn công cắm ở vạch nửa sân, qua đó gây sức ép ngược và ghim người”.

Ông Troussier từng không ít lần xuất hiện cạnh thầy Park trong những năm gần đây

“Với bố trí như vậy, cầu thủ đá phạt, nếu làm theo đúng bài dàn xếp tấn công, gần như chắc chắn phải thực hiện một đường bóng cong, cao và bổng vào phía trong hướng tới mục tiêu khung thành. Sở hữu 2 đến 3 cầu thủ đứng chắn trước khu vực cột 1 giúp tôi có lợi thế chắn bóng tới nhóm đối phương đang cắm trong. Bóng sẽ bị phá ra trước khi nhóm này có thể đón lõng”.

“Việc bỏ bớt hậu vệ ra khỏi khu vực hỗn loạn trước đó đã giải phóng rất nhiều giới hạn đặt lên không gian hoạt động thủ môn. Khả năng phán đoán chọn điểm rơi cần được thực hiện. Ngoài ra, hình ảnh một thủ môn bị 4-5 đối phương vây quanh ngay trên vạch vôi mà không có hậu vệ nào hỗ trợ còn đem tới ấn tượng thị giác cho trọng tài. Bất kì động thái xô đẩy, tì tay hay tác động nào lên thủ môn đều dễ dàng khiến trọng tài chú ý. Nhẹ sẽ là cảnh cáo, nặng sẽ là phạt lỗi”.

Đó là cách “Phù thủy trắng” giúp ĐT Nam Phi đối phó được với Đan Mạch tại World Cup 1998. Màn dàn xếp của Oman không phải mới và cũng chẳng phạm luật, nhưng hiện ít đội còn áp dụng. Điều đó khiến Việt Nam tỏ ra bị động trong cách đối phó và đây là một bài học quý giá cho Rồng Vàng tại đấu trường khắc nghiệt nhất khu vực.

Xem thêm:

ĐT Việt Nam

Philippe Troussier

ĐT Oman

Asian Cup